Tại sao lại nói “con gái con đứa” để chỉ con gái và “đàn ông đàn ang” để chỉ đàn ông?

Từ điển tiếng Việt 1992 giảng rằng con gái con đứa, là một lối nói của khẩu ngữ hàm ý chê bai để chỉ con gái nói chung. Đây chỉ là cách giảng theo nghĩa hiện đại. Còn xét về lịch đại thì con gái con...

Chữ D.C. sau chữ Washington (Washington DC) là gì

D.C. là 2 chữ cái đầu của District (of) Columbia. District of Columbia là một hạt liên bang, khác với Columbia là thủ phủ của bang South Carolina. Vì Washington, thủ đô Hoa Kỳ, nằm trong hạt liên bang...

“Tiền cheo” là tiền gì?

Trong Việt Nam văn hoá sử cương, Đào Duy Anh đã liên hệ lệ nộp cheo ở Việt Nam với tục lan nhai (chặn đường) của Trung Hoa. Còn Phan Kế Bính thì đã nói rõ như sau: “Lệ cưới xin phải nộp tiền lan nhai...

“Ba hồn bảy vía” là những hồn nào, vía nào? Tại sao có người còn cho rằng đàn ông có bảy vía mà đàn bà lại có tới chín vía?

Ba hồn bảy vía là một quan niệm xuất phát từ Trung Hoa. Đây là một quan niệm của Đạo giáo. Tiếng Hán là tam hồn thất phách. Sách Bảo Phác Tử của Cát Hồng đời Tấn có viết: “Muốn trở nên thần thông thì...

Tên của nước ta qua các thời kỳ lịch sử.

Sau đây là quốc hiệu qua các đời: 1. Xích Quỷ (thời Kinh Dương Vương), 2. Văn Lang (thời Hùng Vương), 3. Âu Lạc (đời An Dương Vương), 4. Vạn Xuân (đời Lý Nam Đế, 541 – 547), 5. Đại Cồ Việt (đời...

“Tứ hỉ” là gì? Có phải đó cũng là “tứ khoái” hay không?

Tứ khoái là quan niệm của người Việt Nam gồm có: ăn, ngủ, đ. và ị. Đây là bốn cái thú có tính chất sinh lý. Còn tứ hỉ là một quan niệm của người Trung Hoa, có nghĩa là bốn điều mừng, bốn điều tốt...

Con dâu của vua gọi là gì? Tại sao con rể của vua lại gọi là “phò mã”?

Con dâu của vua gọi là hoàng tức. Hoàng là một thành tổ chỉ những gì thuộc về vua, liên quan đến vua. Tức là dạng tắt của tức phụ đã trở nên thông dụng, có nghĩa là con dâu. Con rể của vua vốn được...

Điện ảnh là nghệ thuật thứ bảy. Xin cho biết sáu nghệ thuật kia.

Sáu nghệ thuật kia là: 1. âm nhạc 2. múa,3. hội hoạ,4. điêu khắc, 5. kiến trúc, 6. kịch...

 Lục dục, thất tình là những tình cảm nào?

1. Lục dục là tiếng nhà Phật chỉ sáu điều ham muốn do lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) mà ra: mắt muốn nhìn đẹp, tai muốn nghe hay, mũi muốn ngửi thơm, lưỡi muốn nếm ngon, thân muốn hưởng...

Xin cho biết xuất xứ của tên gọi Ba Son (Nhà máy Ba Son).

Về tên Ba Son, trong Sài Gòn năm xưa, Vương Hồng Sến đã ghi nhận bốn cách giải thích sau đây. 1. Trước kia có một anh thợ nguội tên Son, thứ ba, đã vào làm ở sở này. Người ta bèn lấy thứ và tên của...

Tại sao lại gọi là “con giáp”? Mỗi con giáp có bao nhiêu năm?

Hai tiếng con giáp là một lối nói của phương ngữ Nam Bộ. Trong phương ngữ này con giáp là một chu kỳ 12 năm âm lịch gọi bằng tên của 12 địa chi từ Tý đến Hợi. Nghĩa này đã cho ra một nghĩa rộng là chu...

Con lân là con gì? Có phải đó cũng là con kỳ lân hay không? Tại sao ngoài Bắc gọi là “múa sư tử” mà trong Nam lại gọi là “múa lân”?

Con lân cũng gọi là con kỳ lân. Nguyên kỳ là tên của con đực còn lân là tên của con cái. Người ta ghép lại mà gọi chung là kỳ lân. Ngày nay lân hoặc kỳ lân chỉ cả con đực lẫn con cái. Tiếng Pháp dịch...

Tại sao lại nói “ngày tư ngày tết” và “tư niên” (là quanh năm). Hai tiếng “tư” này có liên quan gì với nhau hay không?

Hán ngữ có một từ ghi bằng chữ , mà âm Hán Việt là tư, có nghĩa là năm, là mùa. Mathews’ Chinese-English Dictionary (p. 1023. ch. 6935) giảng là: “A year, a season”. Sách Lã thị xuân thu có câu: “Kim...

Tại sao lại gọi là “ông Táo”? “Táo” là gì?

Táo là tiếng Hán đọc theo âm Hán Việt, có nghĩa là bếp. Đại táo là bếp to, nấu cho chiến sĩ (quân đội) hoặc nhân viên (cơ quan) ăn tập thể rất đông người. Trung táo là bếp vừa, nấu cho cán bộ trung...

Tiếng Anh đã có từ Christmas để chỉ lễ Giáng sinh, lại còn có cả từ Yule nữa. Xin cho biết xuất xứ của từ này.

Yule là hình thái hiện đại bắt nguồn từ tiếng Anh trung đại yol, tiếng Anh cổ đại gẽol, với biến thể geohhol. Đồng nghĩa và cùng gốc với nó hiện nay là tiếng Thụy Điển, tiếng Na Uy và tiếng Đan Mạch...

Mạc Đăng Dung là người Việt hay người Đãn Man ở Trung Quốc

Người đầu tiên phát hiện ra rằng Mạc Đăng Dung thuộc sắc dân Đãn Man là Trần Quốc Vượng tại Hội nghị khoa học về Nguyễn Bỉnh Khiêm tổ chức ở Hải Phòng tháng 2-1985. Cứ liệu của ông là một số điều ghi...