Tên của nước ta qua các thời kỳ lịch sử.

Quốc hiệu Đại Việt tồn tại 700 năm
Share

Sau đây là quốc hiệu qua các đời: 1. Xích Quỷ (thời Kinh Dương Vương), 2. Văn Lang (thời Hùng Vương), 3. Âu Lạc (đời An Dương Vương), 4. Vạn Xuân (đời Lý Nam Đế, 541 – 547), 5. Đại Cồ Việt (đời Đinh Tiên Hoàng, 968 – 979), 6. Đại Việt (từ đời Lý Thánh Tông, 1055 – 1072), 7. Đại Ngu (đời Hồ Quí Ly, 1400), 8. Đại Việt (từ đời Lê Thái Tổ, 1428 – 1433), 9. Việt Nam (từ đời Gia Long, 1802 – 1819), 10. Đại Nam (từ đời Minh Mạng, 1820 – 1840), 11. Việt Nam (Dân chủ Cộng hoà) từ 2-9-1945.

Quốc hiệu Đại Việt tồn tại 700 năm

Sau khi An Dương Vương mất Cổ Loa và tự tử thì nước Âu Lạc bị Triệu Đà sát nhập vào quận Nam Hải để lập thành nước Nam Việt. Nước này lại bị nhà Hán chiếm rồi đặt thành Giao Chỉ bộ chia làm 9 quận trong đó 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, chủ yếu là Giao Chỉ, rồi đến Cửu Chân, có những phần đất cũ của Âu Lạc. Năm 203, Hán Hiến Đế cải gọi là Giao Châu. Năm 679, Đường Cao Tông đặt làm An Nam Đô hộ phủ.
Thời Pháp thuộc, nước ta bị chia làm Tonkin, Annam và Cochinchine.

Trước năm 1945, vẫn dịch thành Bắc Kỳ, Trung KỳNam Kỳ. Từ năm 1945, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gọi là Bắc Bộ, Trung BộNam Bộ. Sau đó, chính quyền thân Pháp gọi là Bắc Phần, Trung PhầnNam Phần rồi Bắc Việt, Trung ViệtNam Việt. Trước 1945 tên Việt Nam vẫn có được dùng nhưng đó chỉ là ngôn từ của sách báo hoặc là yếu tố trong tên của tổ chức (như: Việt Nam Quốc dân đảng, Việt Nam Độc lập Đồng minh hội, v.v.) mà thôi.

  • Tháng Năm 10, 2023