Tại sao lại nói “con gái con đứa” để chỉ con gái và “đàn ông đàn ang” để chỉ đàn ông?

Ông bố từ nhỏ đã cho 2 cô con gái tập luyện bộ môn này: Vài năm sau hai đứa  trẻ đều thành cao thủ học tập, IQ vượt trội
Share

Từ điển tiếng Việt 1992 giảng rằng con gái con đứa, là một lối nói của khẩu ngữ hàm ý chê bai để chỉ con gái nói chung. Đây chỉ là cách giảng theo nghĩa hiện đại. Còn xét về lịch đại thì con gái con đứa lại có nghĩa là con gái con trai. “Trai” là nghĩa xưa của đứa. Nghĩa này đã biến mất khỏi tiếng Việt hiện đại nhưng trong tiếng Mường – một ngôn ngữ cùng gốc với tiếng Việt – thì đứa vẫn còn có nghĩa là “trai”) (1). Vì không còn biết được nghĩa của đứa nữa nên người ta mới dùng cụm từ con gái con đứa để chỉ con gái một cách khái quát.

Ông bố từ nhỏ đã cho 2 cô con gái tập luyện bộ môn này: Vài năm sau hai đứa  trẻ đều thành cao thủ học tập, IQ vượt trội

Trường hợp của đàn ông đàn ang cũng tương tự. Ang là một biến thể ngữ âm của áng trong áng ná mà Từ điển Việt – Bồ – La của A.de Rhodes và Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh-Tịnh Paulus Của đều giảng là “cha mẹ”.

Vậy ang là cha và đàn ông đàn ang là bậc ông bậc cha (so sánh với đàn anh đàn chị, chẳng hạn). Vì không còn biết nghĩa của ang là gì nữa, nên người ta mới dùng cụm từ trên đây mà chỉ đàn ông nói chung, có hàm ý đùa cợt, tưởng rằng ở đây đàn ông đối nghĩa với đàn bà và cụm từ đang xét là một kiểu từ lấp láy (mà không ngờ rằng ở đây đàn ông là “bậc ông”, cũng như đàn anh là “bậc anh” và đàn chị là “bậc chị”).

1. Xem, chẳng hạn, N.K. Sokolovskaja, Nguyễn Văn Tài, Jazưk mương, Moskva, 1987, tr. 189, từ 1830.

  • Tháng Năm 10, 2023