Tại sao lại nói “ngày tư ngày tết” và “tư niên” (là quanh năm). Hai tiếng “tư” này có liên quan gì với nhau hay không?

Top 20 hình ảnh Tết Nguyên đán Việt Nam đẹp, nhìn là thấy Xuân về |  CareerBuilder.vn
Share

Hán ngữ có một từ ghi bằng chữ , mà âm Hán Việt là tư, có nghĩa là năm, là mùa.

Top 20 hình ảnh Tết Nguyên đán Việt Nam đẹp, nhìn là thấy Xuân về |  CareerBuilder.vn

Mathews’ Chinese-English Dictionary (p. 1023. ch. 6935) giảng là: “A year, a season”. Sách Lã thị xuân thu có câu: “Kim tư mỹ hoà, lai tư mỹ mạch” nghĩa là mùa này tốt lúa gạo, mùa tới tốt lúa mì. Vì nó cùng một trường nghĩa với tết nên người ta đã ghép nó với từ này thành tư tết, rồi lại xen ngày vào mà nói thành ngày tư ngày tết.

Còn trong “tư niên” thì lại không liên quan gì đến tư trong “ngày tư ngày tết” cả. Nó là trong tư bề, tư mùa, nghĩa là một biến thể ngữ âm của tứ là bốn. Tư bề là bốn bề, nghĩa là mọi phía; tư mùa là suốt bốn mùa, nghĩa là quanh năm.

Sự di chuyển tự nhiên và hợp lý từ bốn sang mọi, sang quanh trong nghĩa của tư bề, tư mùa đã dẫn đến cách hiểu sai lệch rằng tư có nghĩa là quanh, là khắp, là cả, v.v.. Với cách hiểu sai lệch này, người ta đã nói tư niên mà hiểu là quanh năm.

  • Tháng Năm 9, 2023