Tại sao lại nói là “Ăn như hạm”

Truyện cười: Tham ăn tục uống | TTVH Online
Share

Hạm là một từ Hán Việt, phiên âm từ chữ 甝 (đọc là hán) dùng để chỉ con cọp trắng, tức bạch hổ (tiếng Anh là white tiger).

Trong dân gian, con hổ được gọi với khá nhiều tên, như hổ, cọp, hùm, ông ba mươi, kễnh, … và trước kia ở miền Nam người ta cũng dùng từ hạm như là một cái tên khác để gọi con hổ.

Truyện cười: Tham ăn tục uống | TTVH Online

Đại Nam Quấc âm Tự vị của Huình Tịnh Paulus Của xuất bản tại Sài Gòn năm 1895-1896 đã có ghi nhận hạm là “thứ cọp lớn. Đồng thời, cụ Huình cũng dẫn giải: Ăn như hạm – Ăn hung, ăn hàm, ăn dữ”.

Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ xuất bản tại Sài Gòn năm 1970, cũng giảng từ hạm gồm hai nghĩa:

1. Hầm, hùm, hổ hay cọp.
2. Ăn hối lộ nhiều: Hạm cả xe hơi, hột xoàn

Như vậy, “ăn như hạm” tức là ăn như cọp. Câu này phần nào cũng tương tự với câu: “Nam thực như hổ, nữ thực như miêu” (đại ý là người nam ăn khỏe như con hổ còn người nữ ăn nhỏ nhẹ và ít như con mèo).

Cũng vì chữ hạm mang nghĩa là “con hổ” được dùng chủ yếu ở miền Nam nên hầu hết những từ điển xuất bản tại miền Bắc trước đây rất ít thấy dùng từ hạm theo nghĩa này. Vì vậy, “ăn như hạm” có thể xem như là khẩu ngữ của người miền Nam.

  • Tháng Sáu 21, 2020