Dân dĩ thực vi Thiên hay vi tiên ?

Dân dĩ thực vi tiên'
Share

Có người nói “Dân dĩ thực vi Thiên” (Dân lấy ăn làm Trời). Theo tôi câu này chưa hề thấy ở sách báo. Được đúng hay sai? biết sách xưa chỉ có ghi “Dân dĩ thực vi tiên”; vậy câu nói kia đúng hay sai ?

Dân dĩ thực vi tiên'

“Dân dĩ thực vi thiên” là một câu kinh điển. Chẳng hạn Hán thư có viết: “Vương giả dĩ dân vi thiên; dân dĩ thực vi thiên” nghĩa là “Vua chúa (thì) lấy dân làm trời (còn) dân (thì) lấy cái ăn làm trời”.

Do đó mà có cụm từ dân thiên (ông trời của dân) để chỉ cái ăn của người dân. Mathews’ Chinese- English Dictionary dịch dân thiên là “food” (thức ăn) còn Dân dĩ thực vi thiên là “the masses regard sufficient food as their heaven” (dân chúng xem cái ăn đầy đủ như là ông trời của họ).

Ở phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, ngay góc đường Đinh Tiên Hoàng – Trần Quang Khải, có một tiệm ăn của người Tàu lấy hiệu là Dân Thiên 民天. Chắc ông chủ cũng lấy ý từ câu đó! Tuy nhiên, không biết ông có muốn chơi chữ mà ngầm hiểu rằng tiệm ăn của ông ta là “ông trời của dân” hay không.

  • Tháng Năm 19, 2023