Tam phụ bát mẫu là những ai? Do đâu mà có lối nói này?
Tam phụ (ba cha) là: đồng cư kế phụ (cha ghẻ ở chung), bất đồng cư kế phụ (cha ghẻ không ở chung) và tùng kế mẫu cải giá chi kế phụ (cha ghẻ là chồng của mẹ ghẻ đã cải giá).
Còn bát mẫu (tám mẹ) là: đích mẫu (mẹ ruột), kế mẫu (mẹ ghẻ), dưỡng mẫu (mẹ nuôi), từ mẫu (mẹ là vợ lẽ của cha nhận nuôi mình như con ruột theo ý của cha; đây không phải là “mẹ hiền”), giá mẫu (mẹ đi lấy chồng khác), xuất mẫu (mẹ bỏ nhà đi hoặc bị đuổi ra khỏi nhà), thứ mẫu (mẹ là vợ lẽ của cha), và nhũ mẫu (mẹ cho bú = vú nuôi).
Luật nhà Thanh đã phân biệt tam phụ bát mẫu như trên để quy định tang phục cho người con hoặc người được coi là con. Chú ý: xét theo từ nguyên thì kế mẫu là mẹ kế sau khi mẹ ruột đã chết hoặc không còn ở với cha, còn thứ mẫu là vợ lẽ của cha ngay cả khi mẹ ruột còn sống hoặc còn ở với cha. Ngày nay người ta vẫn nói kế mẫu thay vì thứ mẫu.