Vì sao nói ngoại tình là “cắm sừng”

Chồng mù bị vợ 'cắm sừng', nuôi con người khác suốt 18 năm - 07-12-2015 |  Sức khỏe | Báo điện tử Tiền Phong
Share

Chúng ta thường gọi hành động ngoại tình là “cắm sừng”, và người bị ngoại tình được xem như “mọc sừng”. Vì đâu mà có cách nói này?

Thực tế, không chỉ Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đều dùng “bị cắm sừng” để nói người có chồng hay vợ phản bội. Đa số ý kiến đều đồng thuận rằng cụm từ này bắt nguồn từ câu chuyện của hoàng đế Andromic I Comin xứ Vizantin, nắm quyền trong một thời gian ngắn từ năm 1183 – 1185. Chỉ trong 2 năm trị vì, Andromic đã cai trị dân chúng bằng những biện pháp tàn khốc, trả thù một cách man rợ những người chống đối cũ và rất có biệt tài chinh phục phụ nữ một cách dâm loạn. Nhà vua tống chồng các cô nhân tình vào ngục để dễ bề thỏa chí dục vọng, còn trước cửa nhà họ, cho đặt đầu hươu nai, hoặc thủ cấp động vật có sừng khác mà ông kiếm được trong những dịp đi săn như để đánh dấu “Ta đã ghé thăm nhà này”. Từ đó những người đàn ông có vợ ngoại tình được gọi là “bị mọc sừng”, sau cụm này dùng chung cho cả hai giới tính.

Chồng mù bị vợ 'cắm sừng', nuôi con người khác suốt 18 năm - 07-12-2015 |  Sức khỏe | Báo điện tử Tiền Phong

Một giả thuyết khác cho rằng cụm từ này bắt nguồn từ Phasipae, một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp. Bà là vợ của vua Minos xứ Crete, nhưng đã ngoại tình với một con bò trắng và sinh ra Minotaur, một đứa trẻ có cặp sừng trên đầu. Chính cặp sừng mà đứa trẻ sở hữu là bằng chứng không thể chối cãi cho sự phản bội của bà, mà sau này trở thành biểu tượng cho những người không chung thuỷ.

Vào thời La Mã, cặp sừng còn được trao tặng cho những người lính thành công trên chiến trận nhưng lại thất bại với vợ mình (vì họ đi xa nên bị vợ phản bội). Nhưng sự kiện trên nhiều khả năng chỉ xuất hiện sau này chứ không phải khởi nguồn cho sự “mọc sừng”.

Cuối cùng, một cách lý giải đơn giản nhất, đó là vì sừng là bộ phận mà chính con vật có nó không thấy được, còn những con vật xung quanh đều thấy. Điều này giống như người bị ngoại tình thường không hiểu rõ tình trạng của mình, trong khi mọi người (trong xóm) đều biết.

Dù sao đi nữa thì những cụm từ “cắm sừng”, “bị mọc sừng” chắc chắn xuất phát từ phương Tây. Lối nói này bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc. Vô tình lúc bấy giờ, người Việt có cách ví von những người có trí tuệ kém với các loài vật có sừng như trâu, bò. Những người bị ngoại tình mà không hề hay biết cũng giống như vậy, nên lối nói “cắm sừng”, “bị cắm sừng” nhanh chóng được tiếp thu và lan truyền rộng rãi.

(Tham khảo bài viết của TH, diễn đàn Word Reference)

  • Tháng Chín 2, 2020