Giải đáp thêm về thi hào Tagore

Chuyến viếng thăm Sài Gòn của nhà thơ Tagore - Tác giả
Share

Trên Kiến thức ngày nay, số 122, Chuyện Đông chuyện Tây, ông đã trả lời một bạn đọc về thi hào Tagore, tôi xin được phép góp ý về Ông Rabindra Nath Tagore.

Chuyến viếng thăm Sài Gòn của nhà thơ Tagore - Tác giả

Ông sinh năm 1861, đồng thời là triết gia, thi sĩ và nhạc sĩ. Ông đã tự dịch sang Anh văn các tác phẩm chính của ông. Tây phương chú ý đến ông kể từ năm 1913, năm ông nhận giải Nobel về văn chương. Tác phẩm trình bày sáng sủa và rõ ràng nhất triết học của ông thấy trong một quyển sách nhan đề là Sadhana có nghĩa là “Hoàn thiện tuyệt hảo”, được dịch sang tiếng Việt Nam lấy tên là “Thực hiện toàn mãn”, bản dịch của Ông Nguyễn Ngọc Thơ, Nhà xuất bản An Tiêm năm 1973.

Tagore tuyên thuyết là tư tưởng Ấn Độ lầm lạc khi chỉ quan tâm đến sự thống nhất với Thượng Đế, mà không quan tâm đến thế giới vốn là biểu lộ của Thượng Đế. Ông qui định hai mục tiêu cho con người đã sáng tạo. Theo Tagore, nguồn vui sống và sáng tạo chính là yếu tố của con người.

Trong Sadhana, Tagore đã kết tập những bài thuyết pháp hàng tuần của ông vào các năm 1906 – 1909 ở phòng cầu nguyện ở Santiniketan. Ông bắt đầu dịch ra Anh văn dùng cho các bài giảng thoại Sadhana của ông ở Đại học Havard (sic) của Mỹ. Trong Sadhana, ông đã hoàn toàn dựa vào Upanishad (Áo nghĩa thư) để thuyết giảng về nhất nguyên và sự thực hiện cõi vô hạn.

Xin lưu ý: Ô. Rabindra Nath Tagore có ông thân sinh cùng tên là Tagore (Tagore có thể là họ).

Chúng tôi quả có nói rằng mình không được biết về hoạt động tôn giáo của Rabindranāth Tagore. Nhưng lối nói có tính chất dè dặt này không có nghĩa rằng văn hào Tagore nhất thiết là một nhà hoạt động tôn giáo. Những bài rao giảng của Tagore tại Sāntiniketan mà ông đã nhắc đến hoàn toàn không đủ để khẳng định rằng văn hào này là một nhà hoạt động tôn giáo, nhất là một nhà hoạt động tôn giáo nổi tiếng, dù Tagore đã dựa vào Upanishad.

Tại Việt Nam, chẳng hạn, có những nhà Phật học tuyệt nhiên không phải là những nhà hoạt động Phật giáo mặc dù công việc nghiên cứu của họ cũng phải lấy Kinh Phật làm nền tảng. Vậy việc Tagore dựa vào Upanishad không chứng tỏ rằng văn hào này là một nhà hoạt động tôn giáo. Tác phẩm Sādhana, theo chúng tôi, chỉ bộc lộ khuynh hướng triết học của Tagore mà thôi.

Xin được nói thêm rằng sādhana, ngoài nghĩa là “hoàn thiện, tuyệt hảo” mà ông đã nêu, hoặc “thực hiện toàn mãn mà ông Nguyễn Ngọc Thơ đã dịch, còn có nghĩa là “lời khẩn”, “câu thần chú”, “sự cầu khẩn”, “sự niệm chú” (nhớ rằng đây là những lời rao giảng của Tagore tại Santiniketan) lại còn có nghĩa là “công cụ”, “phương tiện” (đó là phương tiện để Tagore truyền bá khuynh hướng triết học của mình). Vậy theo thiên kiến, sādhana là một từ có nghĩa nước đối rất khó dịch. Đương nhiên là trong những nghĩa đó có một nghĩa trọng tâm mà Tagore muốn nêu bật và nhấn mạnh. Việc sử dụng những từ có nghĩa nước đôi là một công việc tế nhị.

Tác dụng của nó đã được Marcel Bernasconi chỉ rõ ra như sau: “Ở mọi thời và ở tất cả các nước, những từ có nghĩa nước đôi đã gây chú không phải cho các đầu óc hời hợt và phù phiếm như người ta đã có thể tưởng, mà cho những con người rất mực nghiêm túc đã thấy ở việc sử dụng chúng một phương tiện hữu hiệu để đánh vào tình cảm và áp đặt cho ký ức một ý tưởng như (ý tưởng này bị áp đặt) bằng một thứ ám ảnh”(Histoire des énigmes, Paris, 1970, p. 70 )

Cuối cùng xin nói thêm rằng Rabindranāth Tagore chính là con của Debendranāth Tagore, nhà hoạt động tôn giáo nổi tiếng mà chúng tôi đã nói đến trên Kiến thức ngày nay, số 122.
. .

  • Tháng Năm 26, 2023