Vị trí của Osiris trong thần thoại Ai Cập

Osiris vị thần chết đầy quyền năng Của Người Ai Cập
Share

Có phải Osiris trong thần thoại Ai Cập cũng chính là Zeus trong thần thoại Hy Lạp và Jupiter trong thần thoại La Mã hay không? Sự tích của Osiris có gì khác với sự tích của Zeus và Jupiter?

Osiris vị thần chết đầy quyền năng Của Người Ai Cập

Người La Mã đã đồng nhất hoá thần Jupiter của mình với thần Zeus của Hy Lạp nhưng hai vị thần này không phải là một. Còn Osiris là một vị thần riêng biệt trong huyền thoại Ai Cập. Có thể là, ở đâu đó, người ta đã so sánh vị trí của Osiris trong huyền thoại Ai Cập với vị trí của Zeus trong huyền thoại Hy Lạp hoặc của Jupiter trong huyền thoại La Mã vì cả ba đều đứng hàng đầu.

Văn khắc Ai Cập cổ đại đã tôn xưng Osiris như sau: “Vua của cõi vĩnh hằng, chúa của cõi vô tận, chủ của các vị thần và của loài người, thần của các vị thần, vua của các vị vua, chủ của các vị chủ, ông hoàng của các ông hoàng, người trị vì thế giới, đấng mà sự tổn tại là vĩnh cửu”. Với những tôn hiệu trên đây, rõ ràng là Osiris rất xứng đáng được đặt ngang hàng với Zeus và Jupiter.

Osiris, Haroeris, Seth, Isis và Nephthys là con của thán Geb và nữ thần Nout, ra đời theo thứ tự đã ghi. Osiris lấy Isis còn Seth thì lấy Nephthys. Lên ngôi vua, Osiris đã dạy cho dân mình nghề trồng trọt, nghề chăn nuôi, đặt ra luật cai trị sáng suốt, còn Seth thì chỉ là một kẻ vô tích sự. Osiris tốt, giỏi bao nhiêu thì Seth xấu, tệ bấy nhiêu. Vì ganh ghét và do tham vọng, hắn đã âm mưu sát hại Osiris để chiếm đoạt vương quốc
và lấy vợ của anh, cũng là em gái của cả hai.

Seth đã tổ chức một buổi tiệc khoản đãi Osiris khi anh mình vừa từ nước ngoài trở về. Hắn đã mời 72 đứa ban đến dự. Giữa buổi tiệc, hắn cho khiêng ra một cái rương thật đẹp đóng rất tinh xảo và nói rằng hễ người nào nằm vừa vặn vào đó thì sẽ được nhận nó làm quà. Do có sắp xếp trước, một số khách mời đã vào nằm thử nhưng chẳng ai nắm vừa vặn. Đến lượt Osiris nằm vào thì thượng hạ tả hữu không có chỗ nào dư. Bọn tòng phạm liền đóng rương lại. Chúng khiêng rương ra sông Nil, kéo nó đến gần cửa sống ở thành Tanis thì bỏ mặc cho dòng nước cuốn đi. Chiếc rương cứ thế mà trôi ra biển rồi giạt vào thành Byblos.

Biết tin chồng bị sát hại, Isis đã đi tìm xác chàng. Sau nhiều gian nan dầu dãi, nàng mới thấy được thi thể Osiris và đem nó từ Byblos về Ai Cập. Giữa đường, nàng phải dừng lại tại Chomnis, dự cảm sự ra đời của đứa con trai là Horus mà nàng sắp hạ sanh. Nàng giấu xác chồng trong bãi lau sậy.

Nhưng trong một cuộc săn bắn, Seth đã phát hiện thi thể của Osiris. Hắn đã chặt xác của anh mình làm 14 mảnh và đem đi bỏ mỗi nơi một mảnh khắp Ai Cập. Isis lại phải khổ công đi tìm xác chồng. Tìm được mảnh nào tại đâu, nàng chôn cất mảnh đó tại đấy: cái đầu ở Abydos, cái cổ ở Héliopolis, đùi trái ở Bigen… Duy có bộ phận sinh dục thì mất luôn vì Seth đã vứt xuống sông cho cá ăn. Tuy thế, sau đó Isis cũng đã dùng phép màu mà tái tạo thân thể nguyên vẹn của chồng. Từ đó Osiris trở thành chúa tể của thế giới bên kia.

Còn Seth đã bị Horus thách đấu. Nhiều trận ngoạn mục giữa hai chú cháu đã diễn ra. Cuối cùng Seth đã bị Horus hạ gục rồi thẻo đi bộ phận sinh dục, cũng là để trả thù cho cha. Nhưng trong khi đánh nhau, Horus đã bị Seth khoét mất một con mắt mà theo một dị bản của truyện kể thì về sau chàng được thần Thot đền bù lại nguyên lành.

Về hình ảnh và vị trí của Osiris trong đời sống tâm linh của dân Ai Cập và dân vùng chung quanh Địa Trung Hải thời cổ đại, Serge Sauneron đã viết: “Vào những thời kỳ cuối cùng, khi mà thành Héliopolis (của Ai Cập – AC) cổ xưa chỉ còn là một kinh thành hoang vắng và thành Thèbes (cũng của Ai Cập – AC) chỉ còn là một bãi phế tích mênh mông thì sùng bái Osiris và Isis lại càng lan rộng hơn bao giờ hết. Nó lan sang các đảo của Hy Lạp, sang La Mã và sang cánh rừng của xứ Germanie).

  • Tháng Năm 21, 2023