Vì sao nói Im Lặng là “Ngậm Tăm”
Chúng ta thường dùng từ “ngậm tăm” để chỉ sự im lặng, như trong “ngậm tăm không nói câu nào”.Vì đâu mà có cách nói này? Thực tế, từ này bắt nguồn từ một nguyên tắc trong binh pháp xưa.
Khi hành quân, do cần bí mật, không gây tiếng động nên các binh sĩ phải cất lạc ngựa đi rồi vừa di chuyển, vừa ngậm thẻ bài hoặc que tăm. Nếu có người nào quên mất mà mở miệng nói chuyện thì thẻ bài hay tăm sẽ rơi ra, khiến đương sự nhớ mà giữ im lặng trở lại. Thẻ bài nếu sản xuất số lượng lớn chỉ cho việc hành quân thì có vẻ phí phạm, nên tăm chắc hẳn được dùng nhiều hơn. “Ngậm tăm” trở thành từ để chỉ sự im lặng là vì vậy.
Bên cạnh “ngậm tăm”, ta còn có “ngậm hột thị” trong câu “lúng búng như ngậm hột thị”, chỉ người nói chuyện ấp úng, không rõ ràng. Nguồn gốc của câu này có thể hiểu đơn giản là do hột thị quá lớn, nếu ngậm vào thì khi nói năng câu chữ bị méo mó đi, trở nên không rõ ràng vậy.
(Tham khảo Thành ngữ và điển tích trong thi văn Việt Nam, Quách Văn Hoà)