Tại sao “Bình Ngô đại cáo” không nhắc đến Ngô Quyền?

Phân tích đoạn 1 bài Bình Ngô đại cáo (2 Dàn ý + 7 Mẫu) - Ngữ Văn 10 -  Phòng GD&DT Sa Thầy
Share

Nhà Ngô (939 – 965) tuy có bị Dương Tam Kha cướp ngôi nhưng Ngô Quyền cũng đã xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa; sau đó Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn cùng được sử gọi là Hậu Ngô vương. Vì lý do gì mà ở cửa miệng dân gian luôn luôn nói: “Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn mà không nhắc đến nhà Ngô”? Phải chăng do bài hịch của cụ Nguyễn Trãi?

Phân tích đoạn 1 bài Bình Ngô đại cáo (2 Dàn ý + 7 Mẫu) - Ngữ Văn 10 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Ý bạn cho rằng do ảnh hưởng của Nguyễn Trãi trong bài Bình Ngô đại cáo (không nhắc đến nhà Ngô) nên người ta vẫn có thói quen nói “Đinh, Lê, Lý, Trần.” thôi mà không nhắc đến nhà Ngô mặc dù nhà Ngô có trước nhà Đinh. Quả là người ta có thói quen dựa vào Bình Ngô đại cáo mà nói như thế thật, nhưng đây chỉ là dựa vào bản dịch được Trần Trọng Kim sử dụng trong Việt Nam sử lược chứ không phải dựa vào nguyên văn của Nguyễn Trãi. Bản này dịch: “Từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập; cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương”. Nhưng chính Nguyễn Trãi thì lại viết: “Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc; dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương” nghĩa là “Từ khi (các triều đại) Triệu, Đinh, Lý, Trần bắt đầu dựng nên nước ta (thì chúng ta) cùng với (các triều) Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên mỗi làm chủ một phương (riêng của mình)”. Nguyễn Trãi viết: “Triệu, Đinh, Lý, Trần” mà lúc dịch thì bản này sửa thành “Đinh, Lê, Lý, Trần” Chính phần nguyên văn chữ Hán in trong Việt Nam sử lược cũng ghi “Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần..” Đây là nhà Triệu của Nam Việt hoàng đế Triệu Đà, không có liên quan gì đến Triệu Việt Vương tức Triệu Quang Phục cả. Vì nước u Lạc của Thục Phán bị Triệu Đà gồm thâu vào nước Nam Việt nên người xưa vẫn quan niệm rằng Triệu Đà là vua của nước ta. Bằng chứng là đền thờ Triệu Đà (đền Đồng Xâm) vẫn còn tồn tại mãi cho đến ngày nay tại xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Vậy Nguyễn Trãi đã không viết “Đinh, Lê, Lý, Trần” mà viết “Triệu, Đinh, Lý, Trần”. Nhà Triệu được quan niệm như triều đại đầu tiên của Việt Nam đã xưng đế, ngang hàng và đồng thời với nhà Hán bên Trung Hoa do Hán Cao tổ Lưu Bang khai sáng năm 206 trước Công nguyên. Còn nhà Trần, triều đại liền trước nhà Lê (nhà Hồ thì bị xem là nguỵ triều) của Việt Nam, là triều đại đồng thời với nhà Nguyên, triều đại liền trước nhà Minh của Trung Hoa. Chính vì thế mà Nguyễn Trãi mới đặt nhà Triệu ở đầu và nhà Trần ở cuối của về “Triệu, Đinh, Lý, Trần” mà đối với vế “Hán, Đường, Tống, Nguyên trong đó Triệu đối với Hán còn Trần đối với Nguyên.

Thế là Nguyễn Trãi không những không nói đến nhà Ngô của Ngô Quyền mà cũng không nói đến nhà Lê của Lê Đại Hành tức Lê Hoàn. Ta không nên đòi hỏi Nguyễn Trãi phải nói cho đầy đủ vì ở đây ông không viết sử ký mà chỉ làm văn hùng biện để tuyên cáo về một thắng lợi vĩ đại của dân tộc đối với quân xâm lược nhà Minh. Nếu bắt bẻ về thiếu sót, thì từ nhà Hán đến nhà Đường, ông còn “bỏ quên” các nhà sau đây nữa: Nguỵ, Thục, Ngô (thời Tam quốc); Tây Tấn, Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Bắc Nguỵ, Tây Nguỵ và Đông Nguy, Bắc Tề, Bắc Chu (thời Nam Bắc triều); Tống và Tuỳ. Tổng cộng đến 16 nhà, đâu phải là ít!

  • Tháng Tư 8, 2023