Tam tộc trong “tru di tam/cửu tộc” là những tộc nào?

Tại sao bị kết án 'tru di cửu tộc' mà không một ai trốn thoát?
Share
Hình phạt “tru di tam tộc” và “tru di cửu tộc” nghĩa là gì? Hình phạt này được thi hành dưới các triều đại phong kiến tại Việt Nam cũng như Trung Quốc như thế nào?

Tại sao bị kết án 'tru di cửu tộc' mà không một ai trốn thoát?

Theo tác giả An Chi Hai tiếng tam tộc có ít nhất là bốn cách hiểu mà Từ nguyên (một bộ từ điển tiếng Hán ra mắt năm 1915) đã cho như sau: 1. Cha mẹ, anh em, vợ con là tam tộc (Phụ mẫu, huynh đệ, thê tử vi tam tộc). 2. Họ cha, họ mẹ, họ vợ là tam tộc (Phụ tộc, mẫu tộc, thế tộc vi tam tộc). 3. Cha, con, cháu (= con của con) là tam tộc (Phụ, tử, tôn vi tam tộc). 4. Anh em của cha, anh em của mình, anh em của con là tam tộc (Phụ côn đệ, kỷ côn đệ, tử côn đệ vi tam tộc). Vì có nhiều cách hiểu như trên cho nên ngay vụ án Nguyễn Trãi cách đây 555 năm (1442) cũng được người thời nay hiểu khác nhau. Cao Huy Giu dịch Đại Việt sử ký toàn thư đã viết như sau: “Ngày 16 (tháng 8 năm Nhâm Tuất – AC), giết hành khiển Nguyễn Trãi và vợ lẽ là Nguyễn Thị Lộ, giết đến ba đời” (tập III, Hà Nội, 1972, tr. 131). Ba đời đương nhiên chỉ có thể là đời cha, đời con và đời cháu (ứng với nghĩa 3 của Từ nguyên) mà thôi. Nhưng Phan Huy Lê thì lại viết: “(…) Nguyễn Trãi bị ghen ghét gièm pha, có lần bị hạ ngục và cuối cùng bị tru di ba họ”) (1). Ba họ, theo cách hiểu thông thường là họ cha, họ mẹ và họ vợ (ứng với nghĩa 2 của Từ nguyên), đương nhiên phải nhiều và nặng hơn ba đời vì ba đời chỉ thuộc có một họ mà thôi.

1. Kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi (tập kỷ yếu), Hà Nội, 1982, tr. 75.

Tru di cửu tộc có nghĩa là đem ra xử tử, giết sạch cửu tộc bao gồm: cao (ông sơ), tằng (ông cố), tổ (ông nội), khảo (cha), kỹ thân (mình, tức người phạm tội), tử (con), tôn (cháu), tằng (chắt), huyền (chích)

Từ tru (tiếng Hán: 誅, đọc là Zhū) và từ di (tiếng Hán: 夷, đọc là yí) trong tru di tam tộc, tru di cửu tộc đều cùng mang nghĩa là giết sạch.

  • Tháng Mười Hai 5, 2022