Kim xỉ điểu là loại chim gì?

Ca lâu La - Kim Sí Điểu Đại Bàng - Tám bộ chúng Trời Rồng.
Share

Theo Từ điển Phật học Việt Nam của hai ngài Thích Minh Châu và Minh Chi thì Kim xỉ điểu là “một loại chim thần thoại, mình chim, đầu người. Vậy có phải đây cũng là nữ thần thân chim đầu người trong thần thoại La Mã hay không?

Ca lâu La - Kim Sí Điểu Đại Bàng - Tám bộ chúng Trời Rồng.

Kim xỉ điểu – chứ không phải “Kim xỉ điểu” như đã in trong Từ điển Phật học Việt Nam – không phải là loại chim mình chim đầu người mà ngược lại. (có sách phiên ) là cánh; vậy kim xí điểu là “chim cánh vàng”. Đây là ba tiếng mà người Trung Hoa đã dùng để chỉ giống chim thần trong huyền thoại Ấn Độ mà tiếng Sanskrit gọi là garuda (Pali: garula).

Người Trung Hoa cũng phiên âm tên này thành ca lâu la hoặc ca lưu la. Con garuda, tức kim xí điểu, có đầu chim – chứ không phải đầu người – mỏ chim, cánh chim, móng chim và chân người, mình người – chứ không phải mình chim. Nó là vật cỡi của thần Vishnu bên Ấn giáo, là chúa tể của loài chim và là kẻ thù của loài rắn. Do đặc điểm này mà trong tiếng Sanskrit nó còn được gọi là nāga-damana, nghĩa là kẻ thuần phục loài rắn.

Còn nữ thần thân chim đầu người trong huyền thoại La Mã mà ông nói đến thì tiếng La Tinh là Harpyiae, có xuất xứ ở huyền thoại Hy Lạp. Tiếng Hy Lạp Arpuia, danh từ ở số ít, là Nữ thần mẹ của gió hoặc của những con tuấn mã cực nhanh; còn ở số nhiều, Arpuiai, thì lại là các Nữ thần của bão tố. Danh từ này bắt nguồn ở căn tố arp-, có nghĩa là cướp đi, vô đi một cách mau lẹ. Với căn tố này, tiếng Hy Lạp còn có danh từ arpe, có nghĩa là chim cắt hoặc chim ó (mà đặc điểm là quắp mồi rồi bay lên một cách cực nhanh).

Sang đến tiếng La Tinh thì nghĩa của arpe đã xen vào nghĩa của Arpuia cho nền Harpyiae mới trở thành những quái vật nửa chim nửa đàn bà: đầu phụ nữ, mình kên kên.

Vậy con garuda, tức kim xí điểu, đầu chim mình không có liên quan gì đến Harpyiae, đầu người mình chim.

  • Tháng Năm 24, 2023