Tại sao lại nói “giao thừa”? Có phải đó là do giao thời” nói trại ra hay không?

Pháo hoa sẽ rực sáng đêm Giao thừa
Share

Trong bài “Nên hay không nên loại bỏ chữ Hán ra khỏi ngôn ngữ Việt”, Dã Lan Nguyễn Đức Dụ có cho rằng giao thừa là do giao thời mà ra.

(1) Đây là một sự nhầm lẫn. Giao thừa là tiếng Hán đích thực (ở đây là đọc theo âm Hán Việt), đã được Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh giảng như “Cũ giao lại, mới tiếp lấy – Lúc năm cũ qua, năm mới đến Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng cũng giảng giao thừa như sau: “Tiếp nối nhau. Chỉ thời gian năm cũ hết, năm mới bắt đầu”.

Pháo hoa sẽ rực sáng đêm Giao thừa

Vậy trong giao thừa, thì thừa có nghĩa là tiếp nối, tiếp nhận, chứ không phải do thời nói trại mà ra.

Hai tiếng giao thừa có hàm ý tống cựu nghênh tân (đưa cũ rước mới) vì dân gian tin rằng mỗi năm đều có một ông hành khiển coi việc trần gian; cứ hết năm, đúng lúc giao thừa, thì ông tiền nhiệm bàn giao cho ông kế nhiệm. Vì vậy mà có cúng giao thừa để tiễn đưa ông cũ và đón tiếp ông mới. Chính là xuất phát từ quan niệm này mà Nguyễn Công Trứ đã làm hai câu đối Tết quen thuộc:

Chiều ba mươi nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thẳng Bần ra cửa;
Sáng mồng một rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.

1. Xem Sông Hương, số 5, tháng 9-10, 1992, tr. 86.

  • Tháng Năm 11, 2023