“Mũi dại” hay “Mũi vạy” lái phải chịu đòn”?

Tục ngữ “Mũi vạy thì lái chịu đòn” - Gõ Tiếng Việt
Share

Hình thức gốc và đúng là Mũi vạy lái phải chịu đòn.

Câu tục ngữ này bắt nguồn từ đặc điểm của nghề ghe thuyền. Mũi vạy là mũi lệch, mũi không đi đúng hướng cần thiết, có thể do nước xoáy hoặc nước xiết. Trong điều kiện này người cầm lái đương nhiên phải vất vả và phải vững tay vì anh ta là người chịu đòn. Chịu đòn ngon lành thì thuyền sẽ lành vượt qua dòng nước xiết hoặc cơn nước xoáy. Chịu ngon đòn kém cỏi thì thuyền sẽ chông chênh, thậm chí có thể bị lật.

Tục ngữ “Mũi vạy thì lái chịu đòn” - Gõ Tiếng Việt

Vậy chịu đòn là gì? Là dùng sức của mình mà ghì cây đòn lái cho vững, không để cho cái bánh lái bị dòng nước làm chao đảo, quặt quẹo gây nguy hiểm cho con thuyền.

Câu tục ngữ muốn nói đến vai trò và trách nhiệm của người chỉ huy trong tình thế khó khăn, nguy hiểm. Từ nguyên dân gian đã biến nó thành “Mũi dại lái phải chịu đòn” đưa đến cách hiểu hiện nay rằng dại là từ trái nghĩa với khôn còn chịu đòn là bị đánh bằng roi vọt.

Tuy nhiên, cái nghĩa ví von của câu này thì lại không khác lắm so với cái nghĩa của câu gốc.

  • Tháng Năm 4, 2023