Vài vấn đề liên quan đến chữ 夏 và họ Hạ

Hạ Gia Tộc - *** ĐÔI ĐIỀU VỀ GIA TỘC HỌ HẠ*** 1. Giới thiệu ...
Share

Chúng tôi hiện đang tìm hiểu nguồn gốc gia tộc để biên tu gia phả nên muốn biết; 1. Họ của chúng tôi là Hạ, theo chữ Hán viết là 夏 , ngoài nghĩa là mùa hè, chữ hạ này còn có nghĩa gì khác? 2. Ngoài họ Hạ của chúng tôi, còn có những họ Hạ nào khác, chữ Hán viết ra sao? 3. Gia phả chúng tôi có ghi: Tộc Hạ – Cối Kê quận. Các cụ trưởng lão trong tộc khi khấn vái cũng nói: “Cối Kê quận”. Vậy có phải họ của chúng tôi xuất phát từ quận Cối Kê hay đó chỉ là một danh hiệu đặt riêng mà thôi? 4. Trong Tam Quốc chí có họ Hạ Hầu, họ nầy có phải gốc ở Cối Kê và có liên quan gì đến chữ 夏 của họ chúng tôi hay không?

Hạ Gia Tộc - *** ĐÔI ĐIỀU VỀ GIA TỘC HỌ HẠ*** 1. Giới thiệu ...

1. Chữ hạ ngoài nghĩa là mùa hè, còn có các nghĩa sau đây: – Chỉ người Trung Hoa, như trong danh xưng Hoa Hạ, do đó cũng dùng để chỉ nước Trung Hoa – To, lớn – Ngôi nhà to – (Vật) ngũ sắc – Tên triều đại. Đây là một trong tam đại (Hạ, Thương, Chu) – Quốc hiệu. a. Chỉ nước của vua Vũ, nay thuộc Vũ Huyện, tỉnh Hà Nam, b. Đời Tấn, Hách Liên Bột Bột, người Hung Nô, chiếm Thống Vạn Thành, xưng vua và đặt tên nước là Hạ, cũng gọi là Đại Hạ. c. Đầu đời Tống, Triệu Nguyên Hạo chiếm Hưng Khánh, xưng vua, đặt tên nước là Hạ, sử gọi là Tây Hạ – Họ người. Đây chính là tôn tính.

2. Theo chúng tôi tra cứu, ít nhất cũng còn có một họ Hạ nữa, chữ viết là 夏 (trên gia, dưới bối), âm Quan thoại là Hè. Người họ này vốn thuộc về họ Khánh 慶 (= vui, mừng). Đây là một họ của người Khương. Do kiêng huý cha của vua An Đế nhà Hán nên đã phải đổi thành Hạ 夏 (cũng nghĩa là mừng). Đây là trường hợp lấy từ đồng nghĩa thay thế cho từ bị kiêng kỵ

3. Về mấy tiếng tộc Hạ, Cối Kê quận thì chúng tôi không dám khẳng định. Nhưng cứ theo thông thường khi đã ghi và đã khấn như thế thì hẳn là tôn tộc phải xuất phát từ quận Cối Kê. Đây là một quận do nhà Tần lập; đất của nó thuộc miền Đông Nam tỉnh Giang Tô, và cả miền Đông, miền Nam tỉnh họ rất lâu đời. Chiết Giang ngày nay nữa. Nếu thế thì tôn tộc là một dòng

4. Về nguồn gốc của họ Hạ Hầu, sách Tỉnh phả cho biết như sau. Những người thuộc họ này vốn là họ Tỷ 妣 . Cứ theo truyền thuyết thì đó là hậu duệ của Hạ Vũ (nhà Hạ). Khi Chu Vũ Vương lên ngôi thì phong cho con cháu của Vũ ở đất Khởi (cũng đọc Khỉ). Sau đất Khởi bị nước Sở thôn tính, em của Giản Công là Đà phải chạy sang nước Lỗ. Lỗ Điệu Công thấy Đà là con cháu của nhà Hạ nên đã phong cho tước hầu, nhân thế mới lấy họ là Hạ Hầu. Vậy chữ Hạ trong Hạ Hầu cũng chính là chữ Hạ của tồn tộc. Nhưng họ Hạ Hầu không xuất phát từ quận Cối Kê vì đất Khởi xưa không thuộc Giang Tô hoặc Chiết Giang ngày nay mà lại thuộc Hà Nam. Nếu lấy nước Lỗ là nơi mà Đà đã lưu vong để xét thì nước này lại thuộc tỉnh Sơn Đông ngày nay, cũng không liên quan đến quận Cối Kê.

  • Tháng Năm 24, 2023