Nghĩa của từ Cà chớn

Tưởng chừng sẽ rất nhẹ nhàng, trailer chính thức của “Cà Chớn, Anh ...
Share
Bàn về 2 chữ “Cà Chớn”Hai từ “Cà Chớn” rất phổ biến ở miền nam trước 75 . Mặc dầu bắt đầu bằng chữ “Cà” nhưng không có nghĩa là thực phẩm dùng để ăn như Cà chua, Cà pháo, Cà tô mát v.v… và cũng không có ý nghĩa là khuyết tật như Cà Lăm !.Ngoc_h sưu tầm bài viết sau đây định về hai tiếng “cà chớn” , mong các ACE đọc và cho biết ý kiến nhé !”Tôi ngần ngại mãi khi viết đến hai chữ “cà chớn” này. Bởi cà chớn khó định nghĩa như thế nào cho chính xác.
Cà chớn không hề có nghĩa là láo lếu, cũng không có ý nghĩa là xấu xa, nhảm nhí. Thí dụ bạn hẹn một người bạn đi uống cà phê, nhưng anh ta đến muộn, bạn phán là “thằng cà chớn”. Vậy không có nghĩa là anh bạn kia là một người bạn xấu. Hoặc bạn nghe một người bạn nào đó đùa dai một câu như “trông cô gái kia phốp pháp, có vẻ hạp với ông đấy”. Bạn chỉ có thể kết tội anh ta là cà chớn chứ không thể cho là anh ta nói láo. Đôi khi nó có nghĩa là xấu, đôi khi nó có nghĩa là vui đùa, đôi khi nó có nghĩa là không tốt, không xấu nữa.
Thí dụ, bạn nói về một người bạn rằng: “Thằng ấy nó cà chớn thế thôi chứ không xấu bụng đâu”. Vậy cà chớn là không tốt cũng không xấu.Xem ra hai tiếng “ cà chớn” này rất khó dịch sang tiếng ngoại quốc. Xin nhờ các dịch giả, các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học làm ơn dịch giùm. Tôi cứ nghĩ, nếu không là người Việt Nam thì khó mà hiểu nổi “cà chớn” có nghĩa là gì. Tuy nhiên người Việt Nam nào cũng có thể cảm nhận được, hiểu ngầm được hai tiếng này. Nhóm chữ “văn hóa cà chớn” tôi dùng ở đây mang tất cả các ý trên.Lại cũng xin xác minh rằng hai tiếng “cà chớn” đã có từ thời xa xưa chứ không phải chữ nghĩa hay lời nói mới phát sinh vào thời đại ngày nay ở Việt Nam (không phải chữ nghĩa VC).

Cà chớn 
bắt nguồn từ tiếng Khơ me là kh-chơikchưl hoặc Kchol, người Việt phát âm cà chon, đọc trại thành cà chớn, có nghĩa là không đáng tin lắm từ lời nói đến hành động.
Tưởng chừng sẽ rất nhẹ nhàng, trailer chính thức của “Cà Chớn, Anh ...
Vì là gốc tiếng Khơ me nên chỉ có dân Đàng Trong (tức phía Nam) thời chúa Nguyễn biết từ này, còn người Đàng Ngoài của chúa Trịnh thì tuyệt nhiên không biết. Kể cả đến ngày nay, người miền Trung và người miền Nam nào cũng hiểu cà chớn là gì nhưng không phải người miền Bắc nào cũng biết.

Nói ai “cà chớn” là có ý chê nhưng cũng không có nghĩa là hoàn toàn xấu. Chẳng hạn, “hẹn hò gì mà tới giờ này nó vẫn chưa đến, đúng là đồ cà chớn”, hay “chiếc xe hôm nay cà chớn thiệt, đạp hoài không nổ”. Hoặc cũng có thể nặng hơn, chẳng hạn: thằng này có ăn có học mà nói chuyện cà chớn quá vậy?Dù sao thì cà chớn cũng mang ý nghĩa nhẹ hơn so với cà tững, có nghĩa gần như điên khùng, thần kinh bị mát. 

  • Tháng Năm 22, 2020