Giả đò là gì?

Lòng tốt của chàng lái đò làm cảm động các vị Thần tiên, tấm vải ...
Share

Đò dọc là đò chạy dọc theo sông, từ địa phương này tới địa phương khác.

Đò ngang là đò chở khách từ bờ bên này qua bờ bên kia sông. Thí dụ ngày xưa đi đò dưới chân cầu Cá Rô để từ thị xã Mộc Hóa qua xã Bình Hiệp.

Gọi đò là đứng trên một bờ sông cất tiếng gọi đò đưa mình qua sông. (Nhưng ra Huế, đứng trên bờ sông Hương mà “gọi đò” thì có khi không phải để qua sông mà là … ra giữa sông!).

Lòng tốt của chàng lái đò làm cảm động các vị Thần tiên, tấm vải ...

Nhưng giả đò thì hỗng phải là đò giả. Nó lại có nghĩa là giả bộ, làm bộ, giả vờ.

Hãy nghe bà Tám kêu thằng con: “Mày giả đò qua nhà cô Chín mượn cái phảng để coi tía mày đang mần cái giống gì ở nhà cỗ mà hễ xổng một cái là tót ngay qua bển.”

Đò ngang, đò dọc gọi đò
Trách sao cô lái giả đò không nghe…

Trong tiếng Việt hiện đại thì hai tiếng giả đò chỉ còn được dùng phổ biến trong Nam và được Từ điển từ ngữ Nam Bộ của TS Huỳnh Công Tín (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009) giảng là “giả vờ, làm ra vẻ bề ngoài vậy nhưng không phải thế”. Nhưng đây không phải là một đơn vị từ vựng “tự phát” của miền Nam, mà là một lối nói do lưu dân đem từ Đàng Ngoài vào. Bằng chứng là nó đã được dùng làm thành phần đối dịch trong Dictionarium Latino-Annamiticum của M.H.Ravier (Ninh Phú, 1880) tại các mục:

– Simulati-o […] 1. Sự giả đò […].
– Simulat-or […] 2. Kẻ giả đò […].
– Simul-o […] Simulare somnum. Giả đò ngủ […].
  • Tháng Tám 9, 2020