Kiến thức ngày nay, số 122, Chuyện Đông chuyện Tây, có nói về vai trò của Napoléon đối với khoa Ai Cập học qua lời đánh giá của Anne Terry White. Có vẻ như là tác giả này, và tiếp theo là cả An Chi nữa, đã quá đề cao...
Có phải do quyết định độc đoán của Tần Thuỷ Hoàng mà ngày nay chữ trẫm và chữ tội trong Hán tự đã bị dùng khác đi hay không?
Trước Tần Thuỷ Hoàng, trẫm là một đại từ ngôi thứ nhất mà ai ai cũng có thể dùng để tự xưng. Khang Hy tự điển, trích lời chú trong sách Nhĩ nhã, thiên Thích hỗ, đã chép như sau: “Cổ giả quý tiện giai tự xưng trẫm” (Người xưa...
Nghĩa đích thực của “(être) le coq du village” là gì ?
Tại sao Từ điển Pháp – Việt do Lê Khả Kế làm tổng biên tập (Agence de Coopération Culturelle et Technique, 1981) giảng (être) le coq du village là “người đàn ông được phụ nữ thích” mà Kiến thức ngày nay, số Xuân Quý Dậu (tr. 17) lại nói đó...
Tại sao cứ phải dùng từ “lô-gích” mà không dùng từ nào thuần Việt ?
Chẳng lẽ tiếng Việt không có từ nào để thay thế cho từ “lô-gích”? Ta có 4000 năm văn hiến mà vẫn bị “hổng” khi đụng lô-gích nên đành “bỏ trống” hay sao? Vậy tiếng của ta để làm gì? Ông cho biết mình ở Sài Gòn 40 năm nhưng...
Nói á kim, á hậu, v.v.. Vậy có thể nói “á nam á nữ” hay phải nói “ái nam ái nữ”?
Trong á kim, á hậu, v.v. á có nghĩa là thứ, là dưới một bậc. Thí dụ: á khanh là một chức quan to dưới bậc khanh; á nguyên là người thi đậu sau người đậu đầu; á tử là con trai thứ, v.v.. Còn ái có nghĩa là giống...
Ai đã nói Veni, vidi, vici (Ta đã đến, ta đã thấy, ta đã thắng)?
Kiến thức ngày nay, số 122, Chuyện Đông chuyện Tây, trang 82, có nói về câu “Ta đã đến, ta đã thấy, ta đã thắng”. Theo tôi biết, không phải Jules Cæsar đã nói câu này sau khi đánh tan quân của Pharnacae II vua xứ Bosphore, mà là sau...
Tam phụ bát mẫu là những ai? Do đâu mà có lối nói này?
Tam phụ (ba cha) là: đồng cư kế phụ (cha ghẻ ở chung), bất đồng cư kế phụ (cha ghẻ không ở chung) và tùng kế mẫu cải giá chi kế phụ (cha ghẻ là chồng của mẹ ghẻ đã cải giá). Còn bát mẫu (tám mẹ) là: đích mẫu...
Giải đáp thêm về thi hào Tagore
Trên Kiến thức ngày nay, số 122, Chuyện Đông chuyện Tây, ông đã trả lời một bạn đọc về thi hào Tagore, tôi xin được phép góp ý về Ông Rabindra Nath Tagore. Ông sinh năm 1861, đồng thời là triết gia, thi sĩ và nhạc sĩ. Ông đã tự...
Tại sao tiếng Anh lại gọi Ông già Noel là Santa?
Người Anh cũng nói Father Christmas, tương với tiếng Pháp Père Noël, để chỉ Ông già Noël. Còn đương Santa Claus thì bắt nguồn từ tiếng Hà Lan Sant Nikolass, tức Thánh Nicolas. Thánh Nicolas sống vào thế kỷ IV, nguyên là linh mục ở Myra, vùng Lycie thuộc Tây...
Ai là người Việt Nam đầu tiên viết văn tiếng Việt bằng chữ quốc ngữ?
Cứ theo Lịch sử chữ quốc ngữ của Đỗ Quang Chính (Sài Gòn, 1972), thì đó là hai người: Igesico Văn Tín và Bento Thiện. Trong thời gian lưu lại châu Âu, tác giả Đỗ Quang Chính đã có dịp và có điều kiện đến một số văn khố và...
Vài thí dụ từ nguyên dân gian trong tiếng Pháp
Tại sao Chuyện Đông chuyện Tây chỉ nói đến từ nguyên dân gian trong tiếng Việt và tiếng Anh mà không nói về từ nguyên dân gian trong tiếng Pháp? Xin cho trong thứ tiếng này. Chỉ vì chẳng có ai hỏi đến. Nay bạn đã hỏi thì chúng tôi...
Kim xỉ điểu là loại chim gì?
Theo Từ điển Phật học Việt Nam của hai ngài Thích Minh Châu và Minh Chi thì Kim xỉ điểu là “một loại chim thần thoại, mình chim, đầu người. Vậy có phải đây cũng là nữ thần thân chim đầu người trong thần thoại La Mã hay không? Kim...
Tiếng Afrikaans là tiếng gì?
Kiến thức ngày nay, số 113, Chuyện Đông chuyện Tây, có nói đến tiếng Afrikaans và giảng rằng đó là tiếng Hà Lan nói ở Nam Phi. Xin cho biết rõ về thứ tiếng đặc biệt này. Tiếng Afrikaans là một thứ tiếng Hà Lan pha tạp mà chính dân...
Vài vấn đề liên quan đến chữ 夏 và họ Hạ
Chúng tôi hiện đang tìm hiểu nguồn gốc gia tộc để biên tu gia phả nên muốn biết; 1. Họ của chúng tôi là Hạ, theo chữ Hán viết là 夏 , ngoài nghĩa là mùa hè, chữ hạ này còn có nghĩa gì khác? 2. Ngoài họ Hạ của...
Tại sao báo chí trước đây gọi Gandhi là Mahatma và Nehru là pandit?
Mahatma là do tiếng Sanskrit mahātman, có nghĩa gốc là linh hồn vĩ đại (maha = lớn lao; atman = linh hồn). Từ này được dùng để tôn xưng các lãnh tụ tinh thần. Còn pandit là do tiếng Sanskrit pandita có nghĩa là nhà hiền triết, nhà thông thái....
Ăn như hạm : hạm là gì?
Hạm là con cọp. Đây là một biến thể ngữ âm của hàm 磁 , một yếu tố Hán Việt có nghĩa là con cọp trắng Tiếng hàm được ghi bằng một hình thanh tự mà nghĩa phù là hổ 虎 (= cọp) còn thanh phù là cam 甘 (=...