Quá tam ba bận hay Quá tang ba bận?

nghĩa của từ quá tam ba bận
Share

Có khá nhiều người muốn tìm lời giải đáp chuẩn xác nhất cho câu thành ngữ. Quá tam ba bận nghĩa là gì? Vì thực tế, câu thành ngữ này “phải được” giải nghĩa chi tiết, nếu không dễ bị sai lệch trong nội dung. Bởi không phải dễ dàng để chúng ta hiểu đúng ý nghĩa “chính xác” của câu thành ngữ. Vì có quá nhiều thông tin sai lệch dạng “Tam sao thất bản”.

Quá tam ba bận (事 不过 三 | Shì búguò sān), hay còn gọi là “Lần thứ ba may mắn” (Third time lucky). Là một câu “thành ngữ” có ý nghĩa rằng: Khi làm một việc gì đó, nếu tới lần thứ 3 mà vẫn không thành công. Thì hãy nên dừng lại, để suy nghĩ và tìm cách khác hiệu quả hơn.

Thuật ngữ liên quan:

Bất quá tam.Nhất quá tam.
Quá tang ba bận.Bất quá tam ba bận.

Quá tam ba bận hay Quá tang ba bận?

Ở đây ý muốn nói là: Là việc gì cảm thấy không ổn thì nên dừng lại, không nên để nó xảy ra quá ba lần!”

nghĩa của từ quá tam ba bận
Quá tam ba bận hay Quá tang ba bận?

Ngày xưa các đội nho đi dạy học trò. Học trò hỏi: Quá tam là gì? Trả lời: Là Quá tam ba bận, rất chi là ngắn gọn. Và từ thói quen đó, người ta đã kết lại thành 1 thành ngữ trong đời sống dân gian như ngày nay.

Tức là người ta đã làm môt việc gì đó đã làm đi, làm lại, rồi lại làm lại một lần nữa. Và tin tưởng vào kết quả đó, nếu nó xấu, người ta bảo “Không thể làm được đâu, Quá tam ba bận”. Nhưng kết quả tốt, thì lại có cách nói khác “Tin vào nó đi, Quá tam ba bận”. Có một số trường hợp, chúng ta có thể phân tích. Chẳng hạn như câu ca dao: “Dù cho nắng dãi mưa dầm, thì em vẫn cứ nhất tâm một lòng”.

Nhất tâm và Một lòng là trùng nhau. Nhưng mà người dân vốn lại thích nói như vậy. Quay lại vấn đề Quá tang ba bận, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng. Câu Quá tang ba bận là một ý kiến rất cá nhân, rất chủ quan và không đúng đắn. Và người ta lại ngẫu nhiên bắt được cái cách cúng tế trong tang lễ (Sơ ngu, Tái ngu, Tam ngu) và họ tự sáng tác ra như vậy.”

Lời kết

Câu thành ngữ này là lời nhắc nhở chúng ta cần phải dừng lại ngay, phải chấn chỉnh, dè chừng, trông trước ngó sau về các vấn đề trong cuộc sống.

Việc gì cũng không được luộm thuộm, lôi thôi quá nhiều. Biết dừng lại đúng cách để hợp với lẽ phải, có đúng sai trắng đen, hợp đạo lý ở đời. Vì làm như vậy mới đúng kỷ cương phép nước, đúng với nguyên tắc tiêu chuẩn cuộc sống.

  • Tháng Tám 2, 2020