Nguồn gốc và ý nghĩa của chữ Vạn (卍) thần bí
Có người nói, phù hiệu chữ Vạn (卍) đại biểu cho sự may mắn, cát tường như ý. Có người lại cho rằng, chữ Vạn là ký hiệu thuộc về bên Phật giáo, lại có người liên tưởng đến đảng quốc xã do Hittle đứng đầu.
Nếu hỏi một người bình thường ý nghĩa của chữ Vạn là gì? Có người sẽ trả lời nó đại biểu cho sự may mắn. Cũng có người sẽ trả lời rằng, chữ Vạn là ký tự thuộc về Phật giáo. Nếu hỏi các tăng nhân, có người sẽ trả lời nó đại biểu cho Phật Pháp, có người cũng không rõ…
Quả thực, đối với người phương Đông nói chung, người ta thường liên tưởng phù hiệu chữ Vạn với một tôn giáo nào đó. Chỉ đơn giản là như vậy mà thôi. Ở phương Tây lại có người khi nhắc tới chữ Vạn thì nhớ tới một đoạn lịch sử “đen tối”: “Nó là thứ của Adolf Hitler!”…
Nhưng, qua khảo chứng người ta phát hiện được rằng, ký hiệu chữ Vạn từ lâu đã xuất hiện thường xuyên trong đời sống con người ở các vùng khác nhau. Nếu đúng là như thế, thì ký hiệu chữ Vạn hiển nhiên là vượt qua nhận thức tôn giáo bình thường về nó. Ký hiệu chữ Vạn lại càng không phải biểu tượng của đảng quốc xã do Hitler đứng đầu.
Vậy chúng ta nên hiểu về ký tự đặc biệt này như thế nào? Nó có phải là điều huyền bí mà cho tới tận ngày nay nhân loại vẫn chưa thực sự hiểu rõ về nó?
Chữ Vạn không phải chỉ là biểu tượng đặc biệt của Phật giáo Người phương Đông thông thường đều quen thuộc với phù hiệu chữ Vạn này. Người Ấn Độ gọi nó là Swastika. Người Trung Hoa đọc chữ Vạn này thành Vạn (万 mang ý nghĩa rất nhiều), cũng gọi là “Vạn tự phù”. Người Nhật gọi chữ Vạn là Man ji. Thuận theo việc truyền bá Phật giáo, chữ Vạn cũng được phổ truyền rộng rãi đến nhiều nước Châu Âu. Do đó, rất nhiều người cho rằng, nó có nguồn gốc từ Phật giáo của Ấn Độ.
Trong chữ Phạn của Ấn Độ, chữ SVASTIKAH là do hai chữ Su và Asati tạo thành, có nghĩa là may mắn cát tường. Nửa phần trước của chữ này là “SVASTI”, phần này lại được chia làm hai phần là Su (biểu thị sự tốt đẹp, hạnh phúc) và ASTI (biểu thị sự đúng đắn). ASTICAH biểu thị ý nghĩa “sinh mệnh, sự tồn tại”. Vì thế, trong tiếng Ấn Độ thì chữ Vạn biểu thị sự may mắn, cát tường.
Bên Phật giáo cho rằng, Chữ vạn là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật, ở trước ngực của Phật. Có kinh thư nói rằng, trên đầu, bên hông lưng, thậm chí cả tay, chân của Phật cũng có ký hiệu này. Cho nên, trong Phật giáo, ký tự chữ Vạn thường là đại biểu cho Phật Thích Ca Mâu Ni. Đương nhiên, nó cũng được sử dụng rộng rãi trên các đồ trang trí ở các chùa miếu và trong các nghi lễ Phật giáo.
Nhưng, chữ Vạn lại không phải chỉ là biểu tượng đặc biệt của Phật giáo. Ở Ấn Độ, phù hiệu chữ Vạn cũng được sử dụng rộng rãi trong Ấn Độ giáo và Kỳ Na giáo (Jaina giáo). Trong Kỳ Na giáo cổ xưa, phù hiệu chữ Vạn là đại biểu cho bảy vị thánh nhân của họ. Thông thường nó kết hợp với hình bàn tay để nhắc nhở các tín đồ về bốn nơi tái sinh trong luân hồi là: Thiên đường, Người trần, Động thực vật và Địa ngục. Người Ấn Độ thích đặt ký tự chữ Vạn ở trang đầu tiên của cuốn sổ , sách, trên cửa hoặc đồ cúng tế. Họ hy vọng làm như vậy sẽ được Thần bảo hộ và gặp may mắn. Phù hiệu chữ Vạn từ lâu cũng đã tồn tại trong tín ngưỡng của người Tây Tạng.
Vạn ở trang đầu tiên của cuốn sổ , sách, trên cửa hoặc đồ cúng tế. Họ hy vọng làm như vậy sẽ được Thần bảo hộ và gặp may mắn. Phù hiệu chữ Vạn từ lâu cũng đã tồn tại trong tín ngưỡng của người Tây Tạng. Nói về hướng xoay của phù hiệu chữ Vạn thì có nhiều thuyết pháp khác nhau. Có người nói rằng, khi nó xoay thuận chiều kim đồng hồ là đại biểu cho sức mạnh của Phụ Thần, còn xoay ngược chiều kim đồng hồ thì là đại biểu cho sức mạnh của Mẫu Thần. Cũng có thuyết pháp nói rằng, phù hiệu chữ Vạn xoay thuận chiều kim đồng hồ là đại biểu cho sức mạnh của sinh mệnh, còn phù hiệu chữ Vạn xoay ngược chiều kim đồng hồ là đại biểu cho sức mạnh của tà ác và sự bại hoại… Tuy rằng, ở các nơi trên thế giới đều tồn tại hai loại hướng xoay này nhưng cách giải thích thì không nhất định là trùng khớp nhau.